Total Pageviews

Choi Linh Phuog

Choi Linh Phuong

Choi Linh Phuong

Tìm thấy nước trên hành tinh được đánh giá là "địa ngục" của vũ trụ

Có những hành tinh chắc chắn không thể duy trì sự sống. Nhưng thật kỳ lạ, nước lại tồn tại ở đó.

Năm 1995, các nhà thiên văn học lần đầu tiên tìm ra một hành tinh bên ngoài Thái dương hệ (exoplanet) có quỹ đạo xoay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời của chúng ta. Hành tinh đó mang tên 51 Pegasi b, nằm cách Trái đất 51 năm ánh sáng.
51 Pegasi b được ví như một phiên bản cực nóng của sao Mộc - cũng là một hành tinh khí khổng lồ, nhưng vì quỹ đạo quá gần sao chủ nên có nhiệt độ cao một cách kinh khủng. Có điều, chính ở cái nơi địa ngục đó, các chuyên gia đã tìm ra nước.
  Cụ thể, nhóm chuyên gia thuộc ĐH Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian đã xác định được trong bầu khí quyển của 51 Pegasi b có chứa hơi nước. Sử dụng kính thiên văn khổng lồ VLT tại Chile, họ quan sát quỹ đạo của hành tinh trong 4h đồng hồ (hành tinh này hoàn thiện quỹ đạo quanh sao chỉ trong vòng 101,5h thôi). 
Bằng cách này, họ có thể nhìn được sự thay đổi quang phổ khi ánh sáng từ hành tinh tiến về Trái đất, từ đó xác định được bên trong bầu khí quyển của hành tinh có thứ gì. Và thứ họ tìm ra chính là những bằng chứng "rất rõ ràng của hơi nước" - theo lời Matteo Brogi thuộc ĐH Colorado - thành viên nhóm nghiên cứu.
 51 Pegasi b trên thực tế không phải là hành tinh ngoài hệ đầu tiên được tìm thấy. Danh hiệu này thuộc về HD 114762 - một tinh cầu khí khổng lồ vào năm 1989. 
Tuy nhiên, nghiên cứu này đóng vai trò rất quan trọng, vì đây là lần đầu tiên các nhà khoa học áp dụng kỹ thuật phân tích quang phổ ánh sáng của các exoplanet, trong khi trước kia chỉ có thể dùng phương pháp qua mặt (transit method - ánh sáng từ một ngôi sao bị bẻ cong dưới trường hấp dẫn từ các hành tinh của nó).
Ngoài ra, nước là một trong những thành phần không thể thiếu của sự sống. Tất nhiên, 51 Pegasi b không thể nuôi dưỡng bất kỳ sự sống nào, nhưng tìm ra càng nhiều nước càng tốt đúng không?
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Astronomical.
Nguồn: IFL Science

0 comments:

Post a Comment